Chương I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1. Điều lệ này quy định tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế, cơ quan trực thuộc Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ:
Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế là cơ quan nghiên cứu phát triển khoa học, giáo dục, đào tạo, tư vấn về ngôn ngữ và văn hoá - xã hội các nước;
Hoạt động của Viện theo nguyên tắc phi lợi nhuận, tự nguyện, tự quản và hoạch toán kinh tế độc lập.
Điều 2. Tên gọi, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt:
2.1. Tên gọi tiếng Việt: VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ QUỐC TẾ
2.2. Tên giao dịch quốc tế: DEVELOPMENT INTERNATIONAL LANGUAGE INSTITUTE
2.3. Tên viết tắt Tiếng Anh: D I L I
Điều 3. Trụ sở chính:
Địa chỉ: 203G, đường Hồng Lạc, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3950 5204 (08) 3526 0852
Facsimile: (08) 3853 9517
E-mail:
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Webside: http:/www.vienngonnguquocte.edu.vn
Khi có nhu cầu, Viện đề xuất lên Hội đồng Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ thành lập Chi nhánh và Cơ quan Đại diện tại địa phương khác. Việc thành lập Chi nhánh và Cơ quan Đại diện phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
Điều 4. Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế có tư cách pháp nhân, biên chế, con dấu, tài sản và tài chính. Viện được đăng ký giao dịch tại ngân hàng bằng tài khoản tiền Đồng Việt Nam và tài khoản ngoại tệ.
Điều 5. Viện Nghiên cứu Phát triển Ngôn ngữ Quốc tế có Tạp chí khoa học và Webside. Việc thành lập Tạp chí khoa học và Webside thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Phạm vi hoạt động:
Viện Nghiên cứu Phát triển Ngôn ngữ Quốc tế hoạt động trên phạm vi cả nước.
CHƯƠNG II
CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN
Điều 7. Chức năng Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế:
7.1. Đào tạo và cấp chứng chỉ cho các lớp tiếng Anh chuyên ngành như: Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Du lịch, Khách sạn – Nhà hàng, tiếng Anh Thương mại, Quản trị Hành chánh Văn phòng, Báo chí, Ngữ văn, Xã hội học; Tâm lí giáo dục; Đào tào và cấp chứng chỉ nghề Hướng dẫn viên Du lịch, dịch thuật, biên phiên dịch,…..; Đào tạo và cấp chứng chỉ Lý luận Giảng dạy Đại học, Lý luận Nghiệp vụ Sư phạm, Báo chí cơ bản, Marketing, PR, Văn thư Lưu trữ; Thư ký – Trợ lý Giám đốc, Cô nuôi dạy trẻ, Cấp chứng chỉ Tin học – Ngoại ngữ A, B, ….;
7.2. Đào tạo và cấp chứng chỉ cho các chương trình Kỹ năng mềm;
7.3. Nghiên cứu khoa học và cơ sở phương pháp luận có tính chiến lược xây dựng cơ chế, chương trình, kế hoạch, mô hình, giải pháp phát triển ngôn ngữ, văn hoá, xã hội;
7.4. Tổ chức, kết hợp nghiên cứu khoa học ngôn ngữ và khoa học xã hội – nhân văn với các viện khoa học, trung tâm nghiên cứu trực thuộc Liên hiệp khoa học, trường đại học trong nước và nước ngoài;
7.5. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức, nghiên cứu viên.
Điều 8. Nhiệm vụ Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế:
8.1. Phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của các nghiên cứu viên;
8.2.Tham gia thực hiện xã hội hoá các hoạt động trong khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực ngôn ngữ, văn hoá xã hội;
8.3. Tổ chức đào tạo, hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài về lĩnh vực ngôn ngữ, văn hoá xã hội. Việc tổ chức đào tạo, hợp tác đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật;
8.4. Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ: tư vấn đầu tư, lập dự án đầu tư, dịch thuật, tư vấn các vấn đề văn hoá, xã hội,…. Giám sát độc lập các đề tài, dự án khoa học, công nghệ trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hoá xã hội;
8.5. Chuyển giao công nghệ từ các kết quả nghiên cứu;
8.6. Hợp tác trong nước và nước ngoài các lĩnh vực được phép hoạt động.
Điều 9: Quyền hạn Viện nghiên cứu Phát triển Ngôn ngữ Quốc tế:
9.1. Viện có quyền chủ động cao trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, tài chính, cơ cấu tổ chức và quan hệ quốc tế;
9.2. Vận động trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
9.3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức thành viên khác trong Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ triển khai các hoạt động chung, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong nghiên cứu khoa học;
9.4. Đào tạo, hợp tác đào tạo và ươm tạo công nghệ mới;
9.5. Tham gia các tổ chức khoa học và công nghệ tại khu vực và quốc tế trong phạm vi pháp luật quy định.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Điều 10. Tổ chức bộ máy và hoạt động của Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Viện thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế bảo toàn vốn.
Điều 11. Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế chịu sự quản lý của Liên hiệp Khoa học Kinh tế Đô thị - Nam bộ và Uỷ ban nhân dân địa phương nơi Viện đặt trụ sở, trong phạm vi chức năng và phù hợp với pháp luật.
Điều 12. Hội đồng khoa học:
12.1. Hội đồng khoa học là Tổ chức tư vấn cho Viện trưởng trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo;
12.2. Tổ chức thẩm định, xây dựng các đề tài, dự án quy mô lớn, đa ngành và mức độ phức tạp cao;
12.3. Thành viên Hội đồng khoa học gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Giám đốc Trung tâm trực thuộc Viện, một số nghiên cứu viên, nhà khoa học ở trong và ngoài Viện;
12.4. Viện trưởng ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký và các thành viên Hội đồng khoa học.
Điều 13. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế:
13.1. Viện trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả các hoạt động của Viện. Viện trưởng do Ban Chấp hành Trung ương Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam bộ;
13.2. Viện trưởng đề xuất lên Hội đồng Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các bộ phận chức năng và đơn vị trực thuộc Viện;
13.3. Viện trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các trưởng, phó phòng, ban trực thuộc Viện;
13.4. Ký kết các hợp đồng nghiên cứu khloa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo nhân danh Viện;
13.5. Ban hành quy định quản lý và kiến nghị cơ cấu tổ chức Viện.
Điều 14. Giúp việc cho Viện trưởng, có một hoặc nhiều phó Viện trưởng. Viện trưởng đề xuất lên Hội đồng Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng khi cần thiết.
Điều 15. Cơ cấu tổ chức Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế:
15.1. Lãnh đạo Viện:
15.1.1. Viện trưởng
15.1.2. Phó Viện trưởng
15.2. Bộ phận chức năng:
15.2.1. Văn phòng
15.2.2. Phòng Tổ chức - Cán bộ
15.2.3. Phòng Đào tạo
15.2.4. Phòng Hợp tác Quốc tế
15.2.5. Phòng Kinh tế - Tài chính
15.2.6. Phòng Máy tính
15.2.7. Phòng Nghiên cứu Khoa học
15.3. Đơn vị trực thuộc:
15.3.1. Tạp chí Khoa học
15.3.2. Trung tâm Anh ngữ Quốc tế
15.3.3. Trung tâm Dịch thuật
15.3.4. Trung tâm Đào tạo
15.3.5. Trung tâm Hàn ngữ
15.3.6. Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Đông Nam Á
15.3.7. Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Xã hội
15.3.8. Trubg tâm Nghiên cứu Ứng dụng ngôn ngữ
15.3.9. Trung tâm Nhật ngữ
15.3.10. Trung tâm Pháp ngữ Quốc tế
15.3.11. Trung tâm Tin học
15.3.11. Trung tâm Tư vấn Tổng hợp
Điều 16. Khen thưởng và kỷ luật:
16.1. Các đơn vị thành viên, các tổ chức trực thuộc, viên chức và các nghiên cứu viên có thành tích trong công tác của Viện, được Viện trưởng khen thưởng hoặc đề nghị Hội đồng Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thi Nam bộ và Nhà nước khen thưởng.
Hình thức khen thưởng do Viện trưởng quy định.
CHƯƠNG IV
CƠ SỞ VẬT CHẤT- KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH
Điều 17. Năm tài chính:
17.1. Năm tài chính của Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế, bắt đầu từ ngày 01/01 và chấm dứt vào ngày 31/12 Dương lịch hàng năm;
17.2. Năm tài chính đầu tiên được tính từ ngày cơ quan thuế Nhà nước có thẩm quyền cấp mã số đến ngày 31/12 cùng năm đó.
Điều 18. Nguồn tài chính:
18.1. Nguồn vốn từ Hội đồng Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ giao;
18.2. Nguồn vốn do các thành viên sáng lập đóng góp;
18.3. Vốn từ các hợp đồng nghên cứu khoa học và đào tạo;
18.4. Vốn từ các hợp đồng dịch vụ;
18.5. Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
18.6. Các nguồn tài chính hợp pháp khác, theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế có nguồn vốn ban đầu (vốn Điều lệ) 1,400,000,000 VNĐ (một tỷ bốn trăm triệu Đồng chẵn), để trang thiết bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và chi phí cho hoạt động nghiệp vụ của Viện:
19.1. Trong đó : - vốn lưu động: 900,000,000 VNĐ - vốn cố định: 500,000,000 VNĐ
19.2. Viện được thành lập các quỹ. Việc thành lập và hoạt động của các quỹ theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nguyên tắc xác định tiền lương, thù lao và tiền thưởng:
20.1 Trên cơ sở hệ thống chính sách về ngạch, bậc lương, Viện trưởng đè xuất lên Hội đồng Liên hiệp ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch, bậc lương cho cán bộ, viên chức và nghiên cứu viên của Viện;
20.2. Cán bộ, viên chức và nghiên cứu viên được hưởng lương, thù lao và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả hoạt động của Viện;
20.3. Viện trưởng quyết định mức thù lao, tiền lương và lợi ích khác cho cán bộ, viên chức và nghiên cứu viên.
CHƯƠNG V
GIẢI THỂ
Điều 21. Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế sẽ bị giải thể khi hoạt động không có hiệu quả, hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật Nhà nước. Viện trưởng đề nghị lên Hội đồng Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ bằng Văn bản để quyết định giải thể (hoặc phá sản).
Điều 22. Việc giải thể được tiến hành theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Hội đồng Liên hiệp Khoa học kinh tế - Đô thị Nam bộ.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế chỉ được phép hoạt động trong phạm vi Điều lệ được phê duyệt và ủy quyền bằng Văn bản của Hội đồng Liên hiệp trong những trường hợp cụ thể.
Điều 24. Điều lệ này chỉ được sửa đổi, bổ sung khi có sự đề nghị của Viện trưởng bằng Văn bản và được Hội đồng Liên hiệp phê duyệt.
Điều lệ Viện Nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ Quốc tế gồm 6 Chương và 24 Điều, đã được Hội đồng Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ phê duyệt là cơ sở pháp lý hoạt động.
TM/HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP
PHÓ CHỦ TỊCH
TS.KTS. NGUYỄN VIỆT ANH
(Đã ký và đóng dấu)